Tìm hiểu Cách Chơi Với Trẻ Tự Kỷ Với 11 Trò Tương Tác Thiết Kế Riêng Cho Bé

Tổng hợp Cách Chơi Với Trẻ Tự Kỷ Với 11 Trò Tương Tác Thiết Kế Riêng Cho Bé là conpect trong nội dung hiện tại của chúng tôi. Đọc bài viết để biết chi tiết nhé.

Trẻ tự kỷ có đặc điểm là chậm nói, thờ ơ, không biết “tương tác” với mọi người, chỉ mải mê, thích thú tới một số đồ vật hoặc hoạt động, có những hành vi rập khuôn theo một kiểu và có những động tác cơ thể định hình. Bên cạnh đó, nhiều trẻ tự kỷ còn chậm phát triển về trí tuệ và thường rất hiếu động. Nếu chúng ta không dạy trẻ thì các dấu hiệu tự kỷ sẽ ngày càng nặng hơn, trẻ sẽ thu mình vào thế giới riêng hoặc có những hành vi kích động không thể kiểm soát được.

Đang xem: Cách chơi với trẻ tự kỷ

*

Tuy nhiên, nhiều trẻ tự kỷ có khả năng về trí nhớ cùng thị giác rất tốt, nhạy cảm với âm thanh, nhạc điệu và thích hoạt động. Trẻ có thể hiểu nhiều hơn là nói và do không thể nói ra nên trẻ dễ cáu gắt, ăn vạ, la hét… Trẻ chỉ cảm thấy an toàn trong môi trường quen thuộc và ít biến đổi.

Tác động của trò chơi.

Dựa vào những đặc điểm trên của trẻ tự kỷ, chúng ta cần đưa ra những phương pháp can thiệp bằng tâm lý và giáo dục phù hợp. Nguyên tắc chủ yếu dạy trẻ tự kỷ là phải hiểu trẻ, biết trẻ thích gì, muốn gì để tạo ra nhu cầu giao tiếp và khởi xướng tương tác. Dạy trẻ thông qua phương tiện nhìn và tác động đa giác quan, luôn khuyến khích mỗi hành vi tốt của trẻ, tạo sự tương tác vui nhộn lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Một điều quan trọng đối với người dạy là phải kiên trì, tích cực, dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi.

*

Chơi trị liệu là phương pháp tác động hữu hiệu, giúp cải thiện sự tương tác, giao tiếp và hành vi của trẻ tự kỷ. Những tác động tốt của trò chơi đối với trẻ tự kỷ là:

– Khi vui chơi, trẻ sẽ được rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển cả vận động tinh và vận động thô.

– Khi trẻ được tiếp xúc với đồ vật và môi trường xung quanh, thông qua 5 giác quan, trẻ sẽ cảm nhận được nhiều kích thích từ môi trường. Đây là những yếu tố tạo điều kiện liên kết hoạt động giữa các vùng của não, giúp trẻ nhận biết được thuộc tính của đồ vật, từ đó, từng bước phát triển nhận thức và trí tuệ.

– Trò chơi có luật chơi và trò chơi mang tính xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được sinh hoạt xã hội, thiết lập các mối quan hệ giữa cá nhân với mọi người, học tập kỹ năng tương tác xã hội.

– Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

– Vui chơi tạo cho trẻ sự vui vẻ, thoải mái, hứng thú, làm tăng độ tập trung chú ý, giảm mức độ hung tính. Cách chọn đồ chơi.

Đồ chơi cho trẻ tự kỷcần đa dạng, có nhiều chức năng, có hình dáng và màu sắc phong phú.

Xem thêm: Hecarim Mùa 11: Cách Chơi Hecarim Hiệu Quả Nhất!!, Hướng Dẫn Chơi Hecarim Mùa 11

Đối với trẻ nhỏ dưới 3 – 4 tuổi đồ chơi nên là: các bộ xếp hình; các con thú nhồi có độ cứng mềm khác nhau; ô tô; bóng to cho trẻ nằm lên (tư thế này có tác động tiền đình); bóng nhỏ để trẻ lăn hoặc đá; các quả bóng gai để cầm nắm; bút màu; chất nặn; các giấy màu để trẻ cắt dán; lọ thổi bóng xà phòng để trẻ thổi; các bộ đồ chơi nấu ăn; hoa quả bằng nhựa để trẻ học nhận biết, các tranh ảnh có hình những con vật, đồ dùng quen thuộc để trẻ xem và tập chỉ tay; các con vật bằng nhựa; búp bê; các đồ chơi tạo âm thanh…

Lưu ý: Những đồ chơi phải có chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe, tránh cho trẻ chơi những đồ chơi sắc nhọn và đồ chơi có tính bạo lực.

Cách tổ chức các trò chơi.

Các trò chơi nên đa dạng, tổ chức trò chơi có những chức năng khác nhau như: trò chơi dạy về cảm nhận, tập vận động, dạy cách tổ chức, dạy cách sinh hoạt xã hội, chơi giả vờ, trò chơi có luật hoặc quy định thắng thua…

Đối với trẻ tự kỷ dưới 3 – 4 tuổi thường tổ chức những trò chơi sau:

– Trò chơi vận động thô: ném bóng vào rổ, bước hoặc nhảy qua dây, chơi cầu trượt, chui ống, ném bowling, xích đu, bập bênh, nhảy bàn nhảy, đẩy bóng to cho nhau, đá bóng, cuốn chăn…

*

– Trò chơi vận động tinh: xếp hình, xâu các thứ vào dây, cầm bút vẽ tô màu, xé dán, câu cá nhựa…

– Trò chơi cảm giác: bóp vật cứng mềm khác nhau, đồ chơi tạo âm thanh…

– Trò chơi có người: cù lét, trốn tìm, đuổi bắt, chi chi chành chành, ú òa, đu tay, nhong nhong cưỡi ngựa…

– Làm các động tác theo bài hát.

– Trò chơi xã hội: chạm cốc, cho búp bê ăn ngủ, nấu ăn, khám bệnh, bán hàng…

– Tổ chức trò chơi nhóm có sử dụng con rối hoặc búp bê theo những chủ đề khác nhau như: nhổ củ cải, hai con dê qua cầu, mèo con đi học, gia đình, rùa và thỏ chạy thi, chào hỏi, đi chợ mua hoa quả, đi học, đoàn tàu hỏa… Khi chơi, bạn có thể hát bài hát phù hợp với nội dung của trò chơi, nói cùng trẻ, hướng dẫn trẻ làm các động tác theo trò chơi.

Lưu ý:

> Trước khi chơi phải làm mẫu cho trẻ hiểu, cho trẻ chơi luân phiên lần lượt, chơi tương tác lẫn nhau (nhìn vào nhau và thể hiện cảm xúc).

> Thường xuyên gọi tên trẻ và tên đồ vật.

> Luôn giữ cho trò chơi vui vẻ và liên tục. Mỗi trò chơi không nên kéo dài để tránh nhàm chán.

Xem thêm: các cách chơi chứng khoán

Tùy theo sở thích, khả năng, sức khỏe của trẻ, tổ chức trò chơi cho phù hợp. Sự tiến bộ của trẻ thường chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường. Khi quan sát thấy trẻ có biểu hiện thích thú với đồ chơi và trò chơi, ta cần khen trẻ và khuyến khích trẻ tiếp tục duy trì cuộc chơi .